Trường cấp ba số 410 là một trường phía nam Iếc-lăng. Những cánh đồng rộng lớn, những vườn nho và những cụm sồi trên ngọn đồi xanh đổ thoai thoải xuống biển.Vê-đa Công và Ép-đa Nan đến giờ vào học và họ đi bộ chậm chạp trong cái hành lang hình vành khuyên và chạy vòng quanh các phòng học bố trí ở chu vi tòa nhà tròn. Hôm ấy trời u ám, có mưa nhỏ, và học sinh trong nhà, chứ không phải trên bãi cỏ, dưới bóng cây như thường lệ.
Vê-đa Công cảm thấy mình lại trở thành một cô bé học trò. Chị đi rón rén và lắng tai nghe trộm bên những lối vào không có cửa, chỉ có những mảnh tường nhỏ ra chạy xen vào nhau theo kiểu cánh gà, giống như ở phần lớn các trường học. Ép-đa Nan tham gia trò chơi. Hai người thận trọng ngó vào lớp có tìm con gái Ép-đa mà không để cho mình bại lộ.
Trong phòng đầu tiên, họ thấy một vec-tơ vẽ bằng phấn xanh chạy suốt bề mặt bức tường, một đường xoáy quấn quanh vec-tơ, dọc theo trục. Hai phần của đường xoáy ốc được đánh đai bằng những hình en-lip nằm ngang, bên trong có ghi một hệ tọa độ vuông góc.
— Toán học lưỡng cực! — Vê-đa kêu lên vờ làm vẻ kinh hoảng.
— Ở đây có cái gì lớn lao hơn nữa kia! Ta hãy đợi một lát — Ép đa phản đối.
— Bây giờ, chúng ta đã làm quen với những hàm số bóng tối của chuyển động cô-clê-a, tức là chuyển động xoáy ốc tịnh tiến theo một vec-tơ — một giáo viên đứng tuổi có cặp mắt hõm sâu ngời sáng đang giảng bài— như vậy là chúng ta đi từ khái niệm về phép tính re-pa-gu-le.
Tên của phép tính đó bắt nguồn từ một từ cổ Hy-lạp có nghĩa là «trở ngại, bế tắc» nói cho đúng hơn là sự chuyển biến từ một chất lượng này sang chất lượng khác, sự chuyển biến xét theo hai mặt — giáo viên chỉ hình en-lip cắt ngang đường xoắn ốc — nói cách khác đấy là những phép tính về những hiện tượng chuyển biến lẫn nhau.
Vê-đa Công kéo tay bạn, nấp vào mảnh tường nhô ra.
— Đấy là cái mới! Cái mới trong lĩnh vực mà Ren Bô-dơ của chị đã nói đến trên bờ biển.
— Nhà trường bao giờ cũng cung cấp cho học sinh những kiến thức mới nhất, thường xuyên gạt bỏ cái cũ. Nếu thế hệ mới cứ nhai lại những khái niệm cũ thì chúng ta làm thế nào đảm bảo được tiến bộ nhanh chóng? Ngay hiện nay chúng ta vẫn còn mất khối thì giờ vào việc truyền kiến thức cho trẻ em đấy thôi. Phải qua hàng chục năm, trẻ mới trở thành người đầy đủ học vấn, đủ sức làm những công việc vĩ đại. Nhịp mạch đó của các thế hệ khiến ta một bước thì lại lùi chín phần mười bước, chờ cho lớp người thay thế lớn lên và được đào tạo đến nơi đến chốn. Đó là một quy luật sinh học nặng nề nhất đối với con người: quy luật tử vong và tái sinh. Nhiều điều chúng ta học được trong lĩnh vực toán học, sinh vật học, vật lý đã trở nên lỗi thời. Nhưng môn sử của chị lại khác: bộ môn này già chậm hơn, vì bản thân nó đã vốn rất già.
Họ ngó vào một phòng khác, cô giáo đứng quay lưng về phía họ và học sinh đang mải mê nghe giảng không hề nhận thấy gì. Ở đây có những học sinh trai và học sinh gái cao lớn, vào lứa tuổi mười bảy, những cặp má đỏ hồng của học sinh cho thấy họ bị thu hút vào bài học như thế nào.
— Loài người đã trải qua những thử thách hết sức vĩ đại — giọng cô giáo vang lên đầy vẻ xúc động — cho đến giờ điều chủ yếu trong sử học trong nhà trường là nghiên cứu những sai lầm lịch sử của nhân loại và hậu quả của những sai lầm đó. Chúng ta đã vượt qua trình tạp phức tạp hóa sự chịu đựng của cuộc sống và của những vật dụng thường ngày để đạt tới sự đơn giản cao nhất. Sự phức tạp hóa sinh hoạt đôi khi làm đời sống tinh thần trở nên thô kệch.
Không được cái gì thà rằng buộc con người, vì nhũng cảm xúc và cảm quan của con người trở nên tinh tế và phức tạp hơn nhiều trong đời sống giản dị. Tất cả những gì phục vụ đời sống hàng ngày cũng được các trí tuệ ưu tú suy nghĩ kỹ lường như những vấn đề quan trọng nhất của khoa học, chúng ta nói theo con đường tiến hóa chung của thế giới động vật nhằm giải phóng sự chú ý bằng cách tự động hóa các động rác, phát triển phản xạ trong đời hoạt động của hệ thần kinh cơ thể. Việc tự động hóa các lượng lượng sản xuất xã hội tại nên một hệ thống điều khiển tương tự bằng phản xạ trong sản xuất kinh tế và khiến nhiều người có điều kiện tập trung vào công việc cơ bản của con người là nghiên cứu khoa học. Chúng ta được thiên nhiên phú cho bộ não nghiên cứu to lớn tuy rằng thoạt đầu, bộ não ấy chỉ lo tìm kiếm cái ăn và nghiên cứu tính chất ăn được của chúng.
— Hay lắm! — Ép-đa Nan thì thầm và chị liền thấy con gái mình.
Không hề ngờ vực gì cả, cô gái trầm ngâm nhìn mặt ô kính cửa gợn sóng, loại kính không để cho học sinh nhìn thấy gì ở ngoài lớp học.
Vê-đa Công tò mò so sánh hai mẹ con. Tóc cô gái cũng dài, chẳng phải như tóc mẹ, buộc một sợi chỉ màu thanh niên và bắt thành hai vòng lớn, cũng hình trái xoan thu hẹp ở phía dưới còn ở phái trên thì vầng trán quá rộng và đôi lưỡng quyền nhô cao dưới thái dương làm cho khuôn mặt có một vẻ gì quá trẻ thơ. Chiếc áo trắng ngần như tuyết bằng len nhân tạo càng làm nổi bật làn da tái nhợt và màu đen sẫm của đôi mắt, lông mày và lông mi. Chuỗi hạt đeo cổ bằng san hô đỏ rất hợp với vẻ ngoài hết sức đặc sắc của cô gái.
Con gái Ép-đa Nan cũng mặc chiếc quần rộng và cộc chưa đến đầu gối, như mọi học sinh trong lớp chỉ khác cái là các đường may phía bên có viền đỏ.
— Kiểu trang sức Anh-điêng — Ép-đa nói khẽ trả lời nụ cười dò hỏi của bạn.
Ép-đa và Vê-da vừa kịp lùi vào hành lang thì cô giáo cũng rời lớp học. Mấy trò vội chạy theo trong đó có con gái của Ép-đa. Đột nhiên cô gái đứng ngây khi thấy mẹ: mẹ là niềm tự hào của cô và là tấm gương để cô luôn noi theo. Ép-đa không biết rằng trong trường có nhóm người tôn sùng chị và quyết tâm khi ra đời sẽ đi theo con đường của Ép-đa nổi tiếng.
— Mẹ!— con gái thì thào, đưa cặp mắt thẹn thò nhìn người cùng đi với mẹ, và áp sát vào người mẹ.
Giáo viên dừng lại và đến gần họ.
— Tôi phải báo cho hội đồng nhà trường biết mới được — cô giáo nói, không kể cho đến cử chỉ phản đối của Ép-đa — nhân dịp đến đây, chúng tôi sẽ khai thác được một điều gì có lợi…
— Đây mới là người mà nhà trường có thể khai thác được nhiều điều có lợi nhất này — Ép-đa giới thiệu về Vê-đa Công.
Cô giáo dạy sử đỏ mặt và trở nên rất trẻ.
— Rất tuyệt! — cô cố gắng giữ giọng thản nhiên— nhà trường sắp làm lễ mãn khóa cho các lớp cao nhất. Lời khuyên bảo trước khi bước vào đời của Ép-đa Nan kết hợp với bản trình bày tổng quát về nền văn hóa và các chủng tộc cổ do Vê-da Công thuyết trình, đó là điều rất tốt cho thanh niên của chúng ta! Phải thế không, Rê-a?
Cô con gái Ép-đa vỗ tay. Cô giáo chạy vụt vào dãy phòng hành chính đặt ở một tòa nhà phụ dài và thẳng, nom cô chạy nhẹ nhàng như một vận động viên thể dục.
— Rê-a, con sẽ nghỉ buổi lao động và mẹ con ta sẽ dạo chơi trong vườn chứ? — Ép-đa hỏi con gái — mẹ không kịp đến thăm con một lần nữa trước khi con chọn các chiến công. Lần trước chúng ta chưa quyết định dứt khoát…
Rê-a lẳng lặng cầm tay mẹ. Ở mỗi cấp học, việc học tập và lao động được bố trí xen kẽ giờ học sắp tới là một trong những giờ học mà Rê-a thích nhất: đánh bóng các kính quang học.
Nhưng còn có gì thích thú và quan trọng hơn việc được mẹ đến thăm kia chứ?
Vê-đa đi về phía cái trạm quan sát thiên văn nhỏ bé ở đằng xa, để cho hai mẹ con ở lại với nhau.
Như đứa trẻ thơ, Rê-a níu lấy cánh tay khỏe mạnh của mẹ, trầm ngâm suy nghĩ.
— Thằng bé Cai của con đâu? — Ép-đa hỏi và cô gái buồn rầu ra mặt.
Cai là học trò của cô. Học sinh các lớp cao nhất thường đến thăm các trường cấp một cấp hai gần trường mình để theo dõi việc học tập và giáo dục những em mà họ chọn để đỡ đầu.
Khi việc giáo dục được tổ chức cẩn thận, sự giúp đỡ như thế cho các giáo viên là cần thiết.
— Cai đã lên cấp hai và đến một nơi cách xa đây. Con rất tiếc… Tại sao cứ bốn năm một lần khi chuyển cấp, chúng con phải rời xa nơi này sang nơi khác ở.
— Con cũng biết đấy, sự đơn điệu của các ấn tượng làm tinh thần mệt mỏi và trí tuệ cùn đi.
— Con chỉ không hiểu tại sao cấp đầu tiên trong bốn cấp lại mang tên cấp không. Cấp này cũng có một quá trình giáo dục và dạy học rất quan trọng cho trẻ em từ một đến bốn tuổi đấy chứ?
— Cái tên cũ không đạt nhưng chúng ta tránh thay đổi thuật ngữ đã quen dùng, nếu không phải là hết sức cần thiết. Điều đó bao giờ cũng làm hao phí năng lực của con người một cách vô trách nhiệm tránh cho nhân loại hao phí năng lực như thế.
— Nhưng chia thành các cấp. Mỗi cấp học và lưu trú ở một nơi riêng học sinh phải chuyển từ nơi này sang nơi khác thì cũng phí sức lắm chứ?
— Sự hao phí đó được bù gấp bội, vì nhờ sự tiếp thu trở nên sắc bén hơn, hiệu quả có ích của việc giảng dạy được nâng cao. Không làm như thế thì khả năng tiếp thu và hiệu quả tất nhiên phải giảm sút. Trong quá trình trưởng thành và giáo dục, các con trở thành con người khác hẳn lúc còn bé. Sự sống chung của các nhóm lứa tuổi khác nhau gây nên trở ngại cho việc giáo dục và làm cho học sinh trở nên nóng nảy. Chúng ta đã giảm sự khác biệt đến mức thấp bằng cách chia trẻ thành bốn nhóm tuổi, tuy vậy cũng chưa phải là hoàn hảo đâu.
Nhưng thôi mẹ con ta hãy bàn về những ước mơ và công việc của con đã. Mẹ sẽ có một buổi giảng bài cho tất cả các con, khi ấy có lẽ những vấn đề của con tự nó sẽ sáng tỏ.
Rê-a bắt dầu thổ lộ với mẹ những suy nghĩ thầm kín của mình. Lòng tin cậy cởi mở là đặc điểm của trẻ em kỷ nguyên Vành-khuyên, vì các em không bao giờ phải chịu đựng sự giễu cợt đáng bực hay sự thiếu thông cảm. Cô gái là hiện thân của tuổi trẻ chưa từng biết gì về cuộc sống, nhưng tâm hồn đã tràn ngập niềm mong đợi mơ mộng. Năm nay tròn mười bảy tuổi, cô sắp học xong bậc trung học phổ thông và bước vào thời kì ba năm lập những chiến công Héc-quyn, làm việc với người lớn. Hoàn thành xong những chiến công đó thì những ý tưởng và khả năng đã hình thành dứt khoát. Tiếp đó là hai năm học đại học khiến cô có quyền nhận một công tác độc lập trong ngành chuyên môn mình chọn. Trong cuộc đời trường thọ, con người có đủ thời gian trau dồi trình độ đại học và năm sáu nghề chuyên môn để thay đổi loại công việc. Nhưng việc chọn hoạt động đầu tiên và khó khăn nhất — tức là các chiến công Héc-quyn — có ảnh hưởng nhiều về sau này. Vì thế, những chiến công đó được lựa chọn sau khi đã cân nhắc cẩn thận và nhất thiết là phải có người khuyên bảo.
— Con đã tốt nghiệp về tâm lý rồi chứ?— Ép-đa chau mày, hỏi.
— Rồi ạ. Con được nhận từ hai mươi đến hai mươi tư trong tám nhóm đầu, mười tám và mười chín trong nhóm mười và nhóm mười ba thậm chí được mười bảy trong nhóm mười bảy! — Rê-a reo lên với vẻ tự hào.
— Giỏi lắm! — Ép-đa vui mừng — mọi con đường đã mở ra trước mắt con. Con không thay đổi ý kiếm về chiến công đầu tiên mà con chọn chứ?
— Không ạ. Con sẽ làm y tá trên đảo Lãng-quên rồi sau cả nhóm chúng con, nhóm những môn đệ của mẹ, sẽ làm việc tại bệnh viện tâm lý Giút-lan-đơ.
Ép-đa không tiếc lời bỡn cợt những học sinh sốt sắng với khoa tâm lý, nhưng Rê-a nài nỉ mẹ làm người hướng dẫn cho nhóm của cô, vì các bạn cũng đang phải lựa chọn những chiến công.
— Mẹ sẽ phải lưu lại đây cho đến hết kì nghỉ. Ép-đa bật cười; — còn Vê-đa sẽ làm gì?
Rê-a nhớ tới người cùng đi với mẹ.
— Cô ấy tốt thật — Rê-a nói mộ cách nghiêm chỉnh — và cũng xinh gần bằng mẹ!
— Xinh hơn nhiều!
— Không, con biết… Hoàn toàn không phải vì mẹ sinh ra con mà nói thế — Rê-a không chịu — có thể thoạt nhìn thì cô ấy xinh hơn. Nhưng mẹ có những sức mạnh nội tâm mà cô chưa có.
Con không nói rằng cô ấy không thể không có sức mạnh đó. Khi nào cô ấy có được những sức mạnh nội tâm như thế thì…
— Thì sẽ át hẳn mẹ con đi, như mặt trăng át hẳn ngôi sao chứ gì…
Rê-a lắc đầu.
— Cơ mà mẹ có đứng nguyên một chỗ đâu? Mẹ sẽ tiến xa hơn cô ấy đấy chứ.
Ép-đa vuốt mái tóc trơn nhẵn của con gái, nhìn khuôn mặt ngước về phía mình.
— Tán dương mãi chưa đủ ư con? Chúng ta sẽ bỏ phí mất thời gian…
Vê-đa Công bước nhẹ nhàng trên con đường hai bên trồng cây, đi sâu vào trong khu rừng phong là rộng, trĩu nặng hơi ẩm và đầy tiếng xào xạc. Những ảo ảnh đầu tiên của sương mù buổi chiều hôm vừa bốc lên từ đồng cỏ bên cạnh lập tức bị gió đánh tan. Vê-đa Công nghĩ tới sự yên tĩnh linh hoạt của thiên nhiên và nghĩ rằng địa điểm để xây dựng trường bao giờ cũng được lựa chọn khéo léo. Một khía cạnh quan trọng của sự giáo dục là phát triển tri giác sắc bén và cách tế nhị với thiên nhiên. Sự chú ý đối với thiên nhiên bị nhụt đi thì thực chất là sự phát triển của con người dừng lại, vì mất lí do mất thói quen quan sát, con người mất khả năng khái quát. Vê-đa nghĩ về kỹ năng dạy học, một khả năng quý báu nhất trong thời đại mà rút cuộc người ta đã hiểu rằng học vấn chỉ là giáo dục và hiểu rằng chỉ có như thế mới chuẩn bị được cho trẻ bước lên con đường khó khăn của con người. Cố nhiên, cơ sở của giáo dục là những khả năng bẩm sinh, nhưng những khả năng ấy có thể uổng phí nếu tâm hồn con người không được mài dũa tinh vi nhờ công sức của người thầy.
Nhà sử học thông thái hồi tưởng lại những ngày xa xưa, khi bản thân chị là một cô nữ sinh trường cấp ba, một con người chứa đầy chất mâu thuẫn, hồi hộp mong ước hy sinh thân mình, đồng thời xét đoán cả về thế giới chỉ theo ý riêng của mình, do thói trung tâm tự kỷ của tuổi trẻ lành mạnh. «Hồi ấy các thầy giáo đã giúp ta nhiều biết bao, trên đời này sự thực không có sự nghiệp nào cao quý hơn! «.
Người thầy nắm trong tay tương lai của học trò, bởi vì chỉ có sự nỗ lực của thầy giáo, con người mới vươn lên ngày một cao hơn và có sức mạnh hơn, bằng cách thực hiện một nhiệm vụ khó khăn nhất là khắc phục chính bản thân mình, chế ngự thói tham lam tự ái và những cuồng vọng.
Vê-đa Công trở lại cái vịnh nhỏ có những thông viền xung quanh, nơi có những giọng nói trẻ trung đang vang đến tai chị, và lát sau, chị gặp một nhóm mười chú bé mặc tạp dề bằng vải dẻo đang hăm hở đẽo một khúc gỗ sồi dài. Họ đẽo bằng rìu, thứ dụng cụ phát minh ra từ thời đồ đá, khi nhân loại còn ở trong hang. Các nhà xây dựng trẻ tuổi lễ phép chào nhà sử học và giải thích rằng họ muốn bắt chước những nhân vật lịch sử, đóng một con tàu mà không cần đến cưa tự động và những máy lắp ráp. Con tàu dùng để đi đến di tích Các-ta-giơ, họ muốn thực hiện chuyến đi này trong thời gian nghỉ hè cùng với thầy dạy lịch sử, địa lý và lao động.
Vê-đa chúc những người đóng tàu thành công và định đi tiếp. Một thằng nhóc tóc vàng tuyền, cao và mảnh dẻ tiến lên phía trước.
— Cô cùng đi đến với Ép-đa Nan phải không ạ? Nếu vậy, cô cho cháu hỏi mấy câu được không? Vê-đa ưng thuận.
— Ép đa Nan làm việc ở Viện hàn lâm về Nỗi đau xót và Niềm vui sướng. Chúng cháu đã học về tổ chức xã hội của hành tinh chúng ta và một số thế giới khác, nhưng chưa được nghe ai nói về ý nghĩa Viện hàn lâm ấy.
Vê-đa kể với các em về công việc thống kê lớn lao mà Viện đang làm trong đời sống xã hội: thống kê nỗi đau xót và hạnh phúc trong đời sống của từng người riêng biệt, nghiên cứu sự đau xót theo các nhóm lứa tuổi. Tiếp đó là phân tích những thay đổi của sự đau xót và vui sướng theo những giai đoạn phát triển của lịch sử của loài người. Mặc dù những cảm xúc có bản chất khác nhau thế nào đi nữa, những kết quả tổng hợp thu được bằng phương pháp số lớn vẫn cho chúng ta những quy luật quan trọng. Những hội đồng hướng dẫn sự phát triển của xã hội phải cố gắng đạt chỉ tiêu lớn nhất. Chỉ khi nào niềm vui sướng tăng lên hay cân bằng với sự đau xót thì mới có thể coi sự phát triển là thành công.
— Như vậy, Viện hàn lâm nghiên cứu Nỗi đau xót và Niềm vui sướng là viện đầu não nhất ạ? — một chú bé khác có đôi mắt mạnh bạo và tinh nghịch hỏi.
Các bạn chú bé bật cười, và chú bé nói chuyện trước tiên với Vê-đa Công giải thích: — Trong bất cứ chuyện gì, Ôn cũng đều tìm kiếm cái đầu não. Chính bạn ấy vẫn ước mơ về các thủ lĩnh ngày xưa.
— Một con đường nguy hiểm — Vê-đa mỉm cười — là nhà nghiên cứu sử, cô có thể nói với các cháu rằng những thủ lĩnh vĩ đại là những người bị ràng buộc và lệ thuộc nhiều nhất.
— Bị ràng buộc vì mọi hành động đều do điều kiện quy định phải không? — chú bé tóc vàng hỏi.
— Chính thế. Nhưng đấy là ở các xã hội cố phát triển không đồng đều và theo lối tự phát, tức là các xã hội thuộc kỷ nguyên CR và thuộc các thời kì sớm hơn nữa. Bây giờ thì không có bộ phận đầu não, vì hành động của mỗi Hội đồng đều không có được nếu không có tất cả các hội đồng khác.
— Thế còn Hội đồng kinh tế? Không ai trù liệu một việc gì lớn lao mà bỏ qua hội đồng đó được — Ôn phản đối một cách thận trọng, nó hơi lúng túng nhưng không rối trí.
— Đúng bởi vì kinh tế là cơ sở thực tại duy nhất cho sự tồn tại của chúng ta. Nhưng cô cho rằng các cháu quan niệm chưa đúng lắm về sự đứng đầu… Các cháu đã học về kiểu kiến trúc tế bào của não người rồi chứ?
Bọn trẻ cho biết là đã học rồi.
Vê-đa bảo là đưa cho chị cái gậy và chị vạch trên cát những vòng tròn biểu thị những cơ quan điều khiển chính.
— Vậy thì đây, ở trung tâm là Hội đồng kinh tế. Từ trung tâm ấy chúng ta vẽ những liên hệ thuận tới các cơ quan tư vấn của nó: Viện hàn lâm với nỗi đau buồn và niềm vui sướng. Viện hàn lâm về các lực lượng sản xuất, Viện hàn lâm đoán trước tương lai, Viện hàn lâm tâm lý lao động. Đường biên này là đường liên hệ với một cơ quan hoạt động độc lập: Hội đồng du hành vũ trụ. Từ hội đồng có những đường liên hệ trực tiếp với Viện hàn lâm về các bức xạ định hướng và với các trạm liên lạc bên ngoài của Vành-khuyên vĩ đại. Tiếp đó…
Vê-đa vạch trên cát một sơ đồ phức tạp và nói tiếp: — Các cháu không thấy cái này giống não người hay sao? Những trung tâm nghiên cứu và thống kê là những trung tâm cảm giác. Các hội đồng là những trung tâm liên tưởng. Các cháu biết rằng toàn bộ cuộc sống tạo nên bởi lực hút và đẩy, bởi nhịp điệu nổ bùng và tích tụ, hưng thịnh và ức chế. Trung tâm ức chế chủ yếu là Hội đồng kinh tế, nó đặt tất cả mọi cái trên cơ sở khả năng thực tế của cơ thể xã hội và trên cơ sở những quy luật khách quan của xã hội. Tác động qua lại đó của các lực lượng đối lập liên kết lại thành một hoại động điều hòa, đấy chính là não của chúng ta và xã hội của chúng ta: cả hai cái đó đều không ngừng tiến lên. Xưa kia, Xi-béc-nê-tíc, hay điều khiển học, đã có thể quy những tác động qua lại và những biến đổi hết sức phức tạp hơn những hoạt động tương đối đơn giản của máy móc.
Nhưng kiến thức của chúng ta càng phát triển thì những hiện tượng và quy luật của nhiệt động học, sinh vật học, kinh tế học ngày càng phức tạp và những quan niệm giản lược về thiên nhiên hay về các quá trình phát triển xã hội đã mất hẳn.
Các gã thiếu niên lắng nghe Vê-đa, không nhúc nhích.
— Cái gì là cái chính trong sự tổ chức xã hội như vậy? — chị hỏi thằng bé hâm mộ các thủ lĩnh.
Nó im lặng, có vẻ bối rối, nhưng gã thiếu niên hỏi chị trước tiên vội đến giúp bạn.
— Tiến lên phía trước! — nó tuyên bố một cách mạnh bạo, và Vê-đa lấy làm khâm phục.
— Câu trả lời tuyệt hay, đáng được tặng thưởng! — chị thốt lên, và chị nhìn lại mình, rồi tháo bên vai trái ra cái khóa cài bằng sứ hình con hải âu lượn trên mặt biển xanh. Chị chìa cho thằng bé cái vật nhỏ đặt trên lòng bàn tay xòe rộng.
Gã thiếu niên ngập ngừng chưa dám nhận.
— Tặng em để kỉ niệm cuộc nói chuyện hôm nay và để ghi nhớ ý kiến về sự tiến lên — Vê-đa nói, và chú thiếu niên cầm con hải âu.
Tay giữ bên áo tụt xuống, Vê-đa đi trở lại công viên. Cái khóa là quà tặng của Éc-gơ No- rơ, và ý định đem tặng lại nó cho người khác là một ý định bất ngờ, chứa đựng nhiều ý nghĩa, trong đó có niềm mong muốn lạ lùng là mau mau hất bỏ cái cũ tàn tạ.
Tất cả mọi người trong thị trấn trường học này đều tụ họp trong văn phòng tròn ở trung tâm tòa nhà. Ép da Nan mặc áo dài đen, đứng lên cái bệ ở chính giữa, dưới ánh đèn từ trên chiếu xuống, và chị bình tĩnh đưa mắt nhìn khắp lượt khu ghế phụ. Cử tọa im phăng phắc, lắng nghe tiếng nói nhẹ nhàng và rõ ràng của chị. Những loa phóng thanh oang oang chỉ đúng trong kỹ thuật an toàn. Do sự phát triển của máy truyền hình nổi, nên không cần tập trung đông người nghe nữa.
— Mười bảy tuổi là một bước ngoặt trong đời. Chẳng bao lâu nữa các em sẽ đọc những lời cổ truyền ngày xưa người ta vẫn đọc ở đại hội Khu Iếc-lăng: «Thưa các bậc huynh trường đã gọi em lên con đường lao động của em và nguyện vọng của em xin hãy tiếp nhận lao động của em và ngày đêm dạy dỗ em. Xin hãy ra tay giúp đỡ em, vì đường đi khó khăn, và em sẽ đi theo các đấng huynh trưởng «. Cái công thức cổ xưa ấy bao hàm rất nhiều ý nghĩa sâu sắc, và hôm nay, tôi muốn nói với các em về chuyện đó.
Từ lúc nhỏ tuổi, các em đã dược học triết học biện chứng mà thuở xưa, trong các sách bí mật thời thượng cổ, người ta gọi là «bí mật của sự phản đối». Người ta cho rằng chỉ những người có sức mạnh trí tuệ và đạo đức cao cả mới sử dụng dược uy lực của nó bây giờ, ngay từ thuở thiếu niên các em đã hiểu thế giới qua các định luật biện chứng, và sức mạnh mãnh liệt của phép biện chứng phục vụ cho mọi người chúng ta. Các em bước vào đời trong một xã hội được tổ chức hoàn hảo, được tạo nên qua nhiều thế hệ của hàng tỷ người lao động và chiến sĩ vô danh đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp nhất. Đã có năm trăm thế hệ nối tiếp nhau, kể từ lúc hình thành nhưng xã hội phân công lao động đầu tiên. Trong thời gian ấy các chủng tộc khác nhau đã pha trộn với nhau. Mỗi dân tộc đều để lại trong mỗi người chúng ta một giọt máu, đấy là nói theo ngôn ngữ xưa, hay là để lại những cơ chế di truyền, nếu nói theo ngôn ngữ thời nay của chúng ta, một công việc hết sức lớn lao đã được hoàn thành để gột rửa tính di truyền, là cho thoát khỏi những hậu quả của việc sử dụng các tia phóng xạ một cách thiếu thận trọng và loại trừ được những bệnh phổ biến trước kia đã xâm nhập vào cơ chế của nó.
Giáo dục con người mới là một việc tinh vi đòi hỏi phải có sự phân tích cá thể và phải có cách đối xử rất thận trọng, đã vĩnh viễn qua rồi cái thời mà xã hội bằng lòng với những con người được giáo dục cẩu thả, gặp chăng hay chớ, còn những khuyết tật của họ đỗ lỗi do di truyền, do bản tính bẩm sinh của con người. Bây giờ, mỗi người kém giáo dục là một sự trách móc đối với toàn thể xã hội, là một sự sai lầm nghiêm trọng của một tập thể lớn.
Nhưng các em, những người chưa thoát khỏi trung tâm tự kỷ của lứa tuổi và chưa thoát khỏi dự đánh giá cao «cái tôi» của mình, các em nên biết rõ những gì thuộc về chính bản thân các em, và trong chừng mực nào chính các em là người sáng tạo ra tự do và hứng thú của đời mình, quyền lựa chọn đường đi cả các em rất rộng rãi nhưng dự tự do lựa chọn ấy cũng gắn liền với trách nhiệm đầy đủ về sự lựa chọn mà đã lâu không còn những kẻ vô văn hóa mơ ước trở về với thiên nhiên hoang dại, mơ ước cái tự do của những xã hội và những quan hệ nguyên thủy.
Nhân loại bao gồm những khối người rất đông đảo đang đứng trước một sự lựa chọn thực tế: hoặc là tự nguyện phục tùng kỹ luật xã hội, chịu sự giáo dục và dạy dỗ lâu dài, hoặc là diệt vong, không còn con đường nào khác để tồn tại trên hành tinh của chúng ta, tuy rằng bản chất của hành tinh chúng ta khá hào hiệp. Đã từng có những nhà triết học đáng buồn mơ ước lùi lại trở lại thiên nhiên nguyên thủy. Họ là những người không hiểu và không yêu thiên nhiên thực sự, nếu không thì họ đã biết thói tàn nhẫn của nó và biết rằng nó tất phải tiêu diệt tất cả những gì không tuân theo các quy luật của nó.
Con người của xã hội mới không thể nào không bắt những ước muốn, ý chí, tư tưởng của mình đi vào khuôn khổ kỉ luật. Bây giờ đối với mỗi người chúng ta, con đường đi của sự giáo dục trí tuệ và ý chí cũng có tính chất bắt buộc như sự rèn luyện cơ thể. Việc nghiên cứu và xã hội, nghiên cứu nền kinh tế xã hội đã đem lại sự hiểu viết thấu đáo hay thay thế cho nguyện vọng cá nhân. Khi ta nói» tôi muốn» thì ta hiểu câu đó có nghĩa là «tôi biết điều đó có thể làm được».
Từ hàng nghìn năm trước, người cổ Hy-lạp đã nói câu: «mê-tơ-rôn-a-ri-tôn» có nghĩa là «điều cao cả nhất là sự chừng mực». Giờ đây chúng ta vẫn tiếp tục nói rằng cơ sở của trình độ văn hóa là ý thức chừng mực trọn tất cả mọi việc.
Trình độ văn hóa tăng lên khi lòng ham muốn chiếm hữu giảm đi, vì đó là sự ham muốn một thứ hạnh phúc thô thiển, là thói ham muốn có thêm nhiều vật sở hữu, thứ hạnh phúc này mau chóng tàn lụi và để lại một cảm giác không thỏa mãn bực vội.
Chúng tôi truyền dạy cho các em thứ hạnh phúc lớn lao hơn: hạnh phúc của sự quên mình, hạnh phúc vì được giúp đỡ người khác, niềm sung sướng thực sự trong công việc, đó là thứ tình cảm khiến tâm hồn rực lên ngọn lửa nhiệt tình. Chúng tôi giúp các em thoát khỏi uy quyền của thèm muốn lặt vặt và những vật dụng lặt vặt giúp các em đưa niềm vui và nỗi buồn của mình vào một lãnh vực cao nhất: hoạt động sáng tạo.
Sự chăm lo rèn luyện thể lực, cách sống trong sạch, đúng mức của hàng chục thế hệ đã giải thoát cho các em khỏi một kẻ thù thứ ba của tâm lý con người: sự dửng dưng do tâm hồn trống rỗng và lười phát sinh ra. Các em bước vào thế giới, bắt đầu gánh vác công việc với nghị lực tràn trề một trạng thái tâm lý cân bằng, lành mạnh trong phần thiện nhiều hơn phần ác, do mối tương quan tự nhiên của các cảm xúc. Các em các tốt đẹp hơn vì toàn thể xã hội cũng trở nên tốt đẹp hơn, vì ở đây có sự phụ thuộc lẫn nhau. Với tư cách là thành viên của xã hội, các em sẽ tạo nên một môi trường tinh thần cao cả và xã hội cũng sẽ làm cho các em trở nên cao cả hơn. Hoàn cảnh xã hội là nhân tố quan trọng nhất đối với việc giáo dục và dạy dỗ con người. Hiện nay, con người được giáo dục và dạy dỗ suốt đời, và xã hội mau tiến lẹ.
Ép-đa Nan ngừng lời, vuốt tóc bằng một điệu bộ giống như điệu bộ của Rê-a (từ đầu đến giờ, con gái chị vẫn ngồi nhìn chị không dứt). Đoạn, chị lại nói: — Hồi xưa, người ta gọi sự ham muốn nhận thức hiện thực của thế giới mơ ước. Các em sẽ mơ ước. Các em sẽ mơ ước suốt đời và sẽ vui sướng trong việc nhận thúc trong sự vận động, trong đấu tranh và lao động. Đừng bận tâm đến những lúc suy sút tinh thần sau những chuyến bay bổng của tâm hồn, vì lúc ấy cũng là những xoay chuyển hợp quy luật của sự vận động theo đường xoắn ốc, giống như trong toàn bộ phần vật chất còn lại. Hiện thực tự do vốn là khắc nghiệt, nhưng kỷ luật giáo dục và học tập đã chuẩn bị cho các em đón nhận hiện thực đó. Vì thế, với tư cách là người có ý thức trách nhiệm, các em được quyền tha hồ thay đổi hoạt động, mà đó cũng chính là hạnh phúc cá nhân. Những mơ ước về cuộc sống an nhàn không hoạt động đã bị lịch sử bác bỏ, vì nó trái ngược với bản chất của con người chiến sĩ.
Mỗi thời đại bao giờ cũng có những khó khăn riêng của mình, nhưng sự đi lên không ngừng và mau lẹ nhanh đạt tới trình độ cao hơn về kiến thức và tình cảm, về khoa học và nghệ thuật đã trở thành hạnh phúc của nhân loại.
Ép-đa Nan kết thúc bài giảng và đi xuống những hàng ghế phía trước, ở đó Vê-đa Công chào mừng chị như đã chào mừng Tsa-ra. Tất cả mọi người có mặt đều đứng lên, lập lại động tác đó, như biểu lộ sự thán phục một tài nghệ phi thường.